Không ngờ loại cháo ăn dặm cho bé này lại có thể trị nám công hiệu cho mẹ

Tỉ lệ nám xuất hiện ở những bà mẹ bỉm sữa là tương đối cao bởi lẽ sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh hoặc do phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời khi quay trở lại với công việc là những tác nhân khiến nám hình thành và phát triển.

Bên cạnh những cách trị nám tự nhiên theo dân gian như đắp mặt nạ rau, củ, quả, uống nước ép rau củ quả thì nám còn có thể bị ức chế bằng một số món ăn. Đơn giản nhất là món cháo dinh dưỡng dưa leo (dưa chuột) mà nhiều mẹ vẫn nấu cho bé ăn hàng ngày cũng có tác dụng làm mờ đi những vết nám. Vì thế một công đôi việc, mẹ hãy nấu để cả 2 mẹ con cùng thưởng thức nhé.


Không ngờ loại cháo ăn dặm cho bé này lại có thể trị nám công hiệu cho mẹ
Cháo dưa leo trị nám hiệu quả


Hướng dẫn cách nấu cháo dưa leo cho bé ăn dặm và trị nám cho bà bầu, bà mẹ sau sinh

Nguyên  liệu cần chuẩn bị: 100g gạo tẻ, 300g dưa chuột, 10g gừng tươi và 2g muối
Cách nấu:

  • Gạo vo qua 1 nước (không vo kĩ gạo sẽ làm mất đi các dưỡng chất có trong gạo), cho vào nồi với 1 lít nước nấu cháo cho nhừ.
  • Dưa chuột rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút, sau đó cắt bỏ 2 đầu, gọt vỏ, bỏ ruột, cắt thành từng lát mỏng
  • Sau đó cho dưa chuột, gừng, muối vào đảo đều lên.
  • Để cháo nguội bớt là có thể thưởng thức.
  • Lưu ý: Với những bé còn nhỏ để đảm bảo bé không bị hóc khi ăn món cháo này thì bạn nên ép lấy nước gừng, nước dưa chuột, và để tốt cho thận của bé thì bạn nên cho bớt muối đi.
Tổng hợp các cách trị nám bằng dưa leo
Nên đắp mặt nạ dưa leo để tăng hiệu quả trị nám da mặt

Đây không chỉ là món cháo có tác dụng trị nám mà còn hỗ trợ trị được cả tàn nhang nữa. Cách nấu rất đơn giản, nguyên liệu sử dụng không khó để tìm kiếm, nếu mẹ bỉm sữa nào mà bị nám thì nên kết hợp ăn cháo, uống nước ép rau củ quả để trị nám, tàn nhang từ bên trong cùng với đắp mặt nạ làm đẹp bên ngoài để nâng cao được hiệu quả điều trị. 

Hướng dẫn mẹ cách pha bột ăn dặm hipp với sữa cho bé

Cách pha bột ăn dặm Hipp với sữa cho bé cũng rất đơn giản các mẹ nhé, đó là:
·        Đầu tiên thì các mẹ chuẩn bị nước đun sôi và để nguội xuống nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C.
·        Sau đó thì pha sữa cho bé theo đúng tỉ lệ và công thức và cho ra bát
·        Cuối cùng thì các mẹ chỉ cần cho bọt Hipp vào và khuấy đều lên là bé đã có một bát bột giàu dinh dưỡng rồi.
·        Lưu ý thêm là cần kiểm tra nhiệt độ bột trước khi cho bé ăn xem đã phù hợp chưa, có quá nóng không.
Các loại bột ăn dặm Hipp không chứa sữa

Cách pha bột ăn dặm Hipp với sữa sẽ áp dụng với các loại bột Hipp không chứa sữa để chế biến thành món bột sữa. Và hiện nay thì bột Hipp ăn dặm không chứa sữa có 3 loại cho các mẹ tham khảo và lựa chọn hương vị phù hợp cho con đó là:
·        Bột cho bé từ 4 tháng tuổi có bột Hipp vị gạo nhũ nhi và Hipp vị ngũ cốc
·        Bột cho bé từ 6 tháng tuổi thì có Hipp vị ngũ cốc tổng hợp
Điều đặc biệt nữa của dòng bột ăn dặm Hipp không chứa sữa đó là có thể chế biến thêm thành món bột Hipp hoa quả hoặc là bột mặn cho bé ăn dặm. Có thể nói các dòng bột ăn dặm Hipp đa dạng về mùi vị và cách chế biến. Để biết thêm thông tin về cách pha, cách sử dụng và sự đa dạng món ăn của Hipp không chứa sữa (Without Milk), bạn có thể xem thêm qua bài viết sau Đa dạng các món ăn cho bé với bột ăn dặm HiPP – không chứa sữa
Thông tin về thương hiệu của ăn dặm Hipp không chứa sữa


Pha bột ăn dặm hipp với sữa cũng đòi hỏi phải pha đúng mới có lợi cho bé. Vì thế mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc chế biến cho bé.

Mách mẹ cách pha bột ăn dặm Heinz với sữa

Điều đặc biệt bạn có thể nhận thấy là trong số các loại bột ăn dặm Heinz trên thị trường hiện nay thì có bột Heinz vị gạo, rau củ xay nhuyễn là pha với sữa. Bình thường thì các loại bột Heinz khác sẽ chỉ pha với nước mà thôi.
Mách mẹ cách pha bột ăn dặm Heinz với sữa

·        Đầu tiên cần chuẩn bị nước: Đun sôi nước và để nguội tới nhiệt độ thích hợp (tùy từng loại sữa) và pha sữa theo đúng công thức, quy trình.
·        Sau đó lấy ra số thìa bột Heinz vị gạo, rau củ xay nhuyễn cần pha. Theo công thức: 1 muỗng bột + 4 muỗng sữa để tính ra số muỗng sữa ấm cần pha tương ứng
·        Sau đó khuấy đều cho bột tan hoàn toàn vào sữa.
·        Và nhớ là cần kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

Khi pha bột ăn dặm heinz với sữa, các mẹ cần chú ý là:
·        Không nên pha quá nhiều bởi vì bé ăn không hết sẽ lãng phí.
·        Và các chuyên gia dinh dưỡng Heinz khuyến cáo là không chó bé dùng quá 50g bột vị gạo, rau củ xay nhuyễn trong 1 ngày.
·        Sử dụng cốc, thìa, bát hợp vệ sinh để pha bột cho bé. Đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho bé
·        Pha đúng công thức, quy trình

Thông tin về bột ăn dặm Heinz vị gạo,rau củ xay nhuyễn: Xuất xứ từ Anh, đóng hộp 125g, dành cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên, hương vị nhẹ nhàng và tự nhiên, là sản phẩm của thương hiệu Heinz Anh, giá thành 83.000đ hiện đang được bán tại hệ thống các siêu thị mẹ và bé Kids Plaza trên toàn quốc hiện nay.

Bột ăn dặm Heinz Anh vị ngũ cốc chuối có thực sự tốt cho bé?

Lướt qua các hội nhóm hoặc diễn đàn về bột ăn dặm có thể nhận thấy rằng sản phẩm bột ăn dặm Heinz Anh vị ngũ cốc chuối nhận được rất nhiều những đánh giá tích cực từ phía các mẹ. Vậy thực sự thì dòng sản phẩm này có tốt cho bé không? Chúng ta hãy cùng nhau đánh giá sản phẩm này qua 4 tiêu chí sau:
Bột ăn dặm Heinz Anh vị ngũ cốc chuối có thực sự tốt cho bé?

1/ Về chất lượng sản phẩm
Là một sản phẩm của thương hiệu Heinz rất nổi tiếng trên thế giới và giữa hàng trăm các nhãn hiệu bột ăn dặm khác nhau trên thế giới mà Heinz luôn giữ được 1 vị thế không hề nhỏ trên thị trường bột ăn dặm trở thành thương hiệu được ưa chuộng nhất trên thế giới. Các sản phẩm của Heinz có chất lượng vượt trội mang lại cho các mẹ cảm giác an tâm nhất khi dùng cho bé.

2/ Về dinh dưỡng
Công thức bột ăn dặm Heinz Anh vị ngũ cốc chuối cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin, khoáng chất đảm bảo dưỡng chất cho nhu cầu phát triển của bé.
Thành phần bột ăn dặm Heinz Anh vị ngũ cốc chuối

3/ Bột có nóng, có gây táo bón không?
Hệ tiêu hóa của bé 4 tháng tuổi còn chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khi làm quen với các thực phẩm mới. Bột Heinz Anh vị ngũ cốc chuối chất lượng cao, công thức phù hợp với thể trạng non nớt của bé cộng với có chứa chất xơ giúp bảo vệ và nâng niu hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ.

4/ Về hương vị bột ăn dặm

Bột ăn dặm Heinz Anh vị ngũ cốc chuối không chứa chất bảo quản, không chứa chất tạo mùi, tạo vị lại được sản xuất từ những nguyên liệu thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn cho trẻ khi sử dụng.

>> Tin liên quan: Bột ăn dặm Heinz Anh có mấy loại? Giá bao nhiêu?

Quy trình cách pha bột ăn dặm Heinz mẹ cần nhớ

Quy trình cách pha bột ăn dặm Heinz như thế nào để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bé? Mỗi loại bột Heinz sẽ có công thức khác nhau nhưng chung quy lại cách pha sữa là giống nhau đó là:
  • Lấy số muỗng nước ấm cần pha và số thìa bột cần pha cho vài bát, sau đó khuấy đều tay cho sữa, nước hòa tan hoàn toàn vào với nhau.
  • Đợi cho bột nở và chín mềm (thường thì đợi khoảng 2 phút). Sau đó thì cho bé ăn.
Cách pha bột Heinz ăn dặm đơn giản và dễ dàng như thế thôi, nhưng mẹ hãy đọc kĩ tem phụ cua từng loại Heinz để xem công thức chuẩn pha 1 thìa bột với bao nhiêu muỗng nước nhé.
Cách pha bột ăn dặm Heinz bột ngũ cốc, súp lơ, bông cải, phô mai

Lưu ý: Cần kiểm tra nhiệt độ của bột ăn dặm trước khi cho bé ăn. Bên cạnh đó cần chú ý không pha quá nhiều bột sẽ gây lãng phí nếu như không dùng hết.

Danh sách 15 hương vị bột ăn dặm Heinz cho các mẹ tham khảo cho con
  • Súplơ, bông cải và phô mai
  • Ngũ cốc yến mạch và táo
  • Bột gà
  • Ngũ cốc chuối
  • Ngũ cốc, cà rốt, pho mai, bắp ngọt nghiền
  • Cháo trái cây việt quất
  • Cháo kem yến mạch
Quy trình cách pha bột ăn dặm Heinz mẹ cần nhớ

Danh sách các loại bột ăn dặm Heinz vị mặn cho các bé từ 4 tháng tuổi

Không chỉ có vị ngọt được các mẹ ưa chuộng mà bột ăn dặm Heinz vị mặn cũng được đánh giá là sản phẩm được ưa dùng nhất trong các dòng bột ngoại cho trẻ hiện nay. Danh sách các dòng bột Heinz vị mặn sau đây sẽ là 1 gợi ý cho thực đơn ăn dặm theo từng độ tuổi của bé.


Danh sách các loại bột ăn dặm Heinz vị mặn cho các bé từ 4 tháng tuổi



STT Tên sản phẩm Xuất xứ Độ tuổi Giá thị trường
1 Bột ăn dặm Heinz Nga vị Gà 160g Nga 8 tháng + 145.000đ
2 Bột Heinz Nga vị bò 160g

Nga 8 tháng + 145.000đ
3 Bột ăn dặm Heinz Anh vị gà và rau củ 100g

Anh 7 tháng + 75.000 ₫

4 Bột ăn dặm Heinz Anh vị Gà 125g

Anh 4 tháng + 75.000 ₫



  Bột ăn dặm Heinz Anh vị Gà 125g

Bột ăn dặm Heinz vị mặn cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé phát triển về các phương diện: Cân nặng, chiều cao, trí não, thị lực, hệ miễn dịch, hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa. Với thành phần có chứa chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt cho bé nên bé không bị táo bón, không bị nóng trong hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Thêm nữa hương vị thơm ngon, hấp dẫn được các bé yêu thích ngay từ những lần đầu thưởng thức.


Thành phần bột dinh dưỡng Heinz vị gà bao gồm: kẽm sulphate, sắt, Riboflavin, rau củ(khoai tây, ngô ngọt, cà rốt (2%), hạt tiêu đỏ, bông cải, rau bina, hành tây), protein sữa, sữa bột nguyên kem, chất tạo hương vị, calcium carbonate, dịch chiết nấm men, bột (gạo, lúa mỳ), thịt gà (17%), sữa bột tách béo, maltodextrin, dầu thực vật, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B12 Niacin, Vitamin B6, Thiamin, Folic acid. Bột dinh dưỡng Heinz vị bò cũng có thành phần tương tự như trên.

8 nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn bột ăn dặm

Cho bé ăn bột ăn dặm theo những nguyên tắc nào?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ sức thỏa mãn bé. Và giải pháp của mẹ đó là cho bé quen dần với việc ăn dặm.
Ăn dặm là thời kì quan trọng, giúp bé quen dần với mùi vị thức ăn và phát triển một cách toàn diện. Nhưng có không ít mẹ lại thiếu những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho bé ăn dặm bởi ăn dặm không đúng cách vô hình chung lại khiến bé trở nên biếng ăn và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Với 8 nguyên tắc sau, hi vọng giúp mẹ tạo cho bé có 1 khởi đầu tốt đẹp khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
  1. Thời điểm tập ăn dặm và thôi ăn dặm phải chuẩn
Trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Tuy nhiên, có nhiều bé có nhu cầu tập ăn dặm từ tháng thứ 4 do đặc điểm và sự phát triển của từng bé . Từ tháng thứ 4 trở đi sữa mẹ không đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé, cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu để bé phát triển nhanh và toàn diện hơn. Nhưng mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hoà nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.

  1. Ăn dần dần từ ít đến nhiều
Quy tắc đầu tiên vô cùng quan trọng đó là: cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn nửa bát con bột, 1 hoặc 2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.
  1. Từ loãng đến đặc
Quy tắc thứ 2 cũng rất cần thiết đó là: cho bé ăn từ loãng tới đặc do bé đang quen với thức ăn chính là sữa, nếu mẹ cho bé ăn đặc ngay sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu đó non nớt của trẻ. Đọc kĩ hướng dẫn và làm theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.
be-an-dam-1
  1. Từ ngọt đến mặn
Khi bắt đầu sử dụng bột ăn dặm cho bé, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau đó khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.
  1. Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày
Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu bé không bị dị ứng với loại thực phẩm, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban… thì mẹ mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.
  1. Dầu ăn rất quan trọng với trẻ
Dầu ăn là thực phẩm vô cùng tốt với trẻ nhỏ, giúp bé dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu vitamin D và canxi.

Young mother feeding adorable baby
  1. Cân đối các nhóm thực phẩm
Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau:
  • Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác…
  • Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây.
Các mẹ không nên nấu bột cho bé mà cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.
  1. Không nêm thêm mắm hay muối vào đồ ăn dặm
Việc nêm thêm mắm muối vào đồ ăn dặm cho bé vô hình chung làm thận của bé phải làm việc quá sức vì chức năng lọc chất thải của thận bé còn rất kém. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại: “Những tác hại vô cùng nghiêm trọng khi nêm muối vào bột ăn dặm của bé
Gợi ý cho các mẹ một số thương hiệu nổi tiếng cung cấp bột ăn dặm cho bé hiện nay: bột ăn dặm Hipp, bột ăn dặm Heinz, bột ăn dặm Nestle Cerelac,…