8 nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn bột ăn dặm

Cho bé ăn bột ăn dặm theo những nguyên tắc nào?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ sức thỏa mãn bé. Và giải pháp của mẹ đó là cho bé quen dần với việc ăn dặm.
Ăn dặm là thời kì quan trọng, giúp bé quen dần với mùi vị thức ăn và phát triển một cách toàn diện. Nhưng có không ít mẹ lại thiếu những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho bé ăn dặm bởi ăn dặm không đúng cách vô hình chung lại khiến bé trở nên biếng ăn và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Với 8 nguyên tắc sau, hi vọng giúp mẹ tạo cho bé có 1 khởi đầu tốt đẹp khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
  1. Thời điểm tập ăn dặm và thôi ăn dặm phải chuẩn
Trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Tuy nhiên, có nhiều bé có nhu cầu tập ăn dặm từ tháng thứ 4 do đặc điểm và sự phát triển của từng bé . Từ tháng thứ 4 trở đi sữa mẹ không đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé, cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu để bé phát triển nhanh và toàn diện hơn. Nhưng mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hoà nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.

  1. Ăn dần dần từ ít đến nhiều
Quy tắc đầu tiên vô cùng quan trọng đó là: cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn nửa bát con bột, 1 hoặc 2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.
  1. Từ loãng đến đặc
Quy tắc thứ 2 cũng rất cần thiết đó là: cho bé ăn từ loãng tới đặc do bé đang quen với thức ăn chính là sữa, nếu mẹ cho bé ăn đặc ngay sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu đó non nớt của trẻ. Đọc kĩ hướng dẫn và làm theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.
be-an-dam-1
  1. Từ ngọt đến mặn
Khi bắt đầu sử dụng bột ăn dặm cho bé, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau đó khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.
  1. Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày
Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu bé không bị dị ứng với loại thực phẩm, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban… thì mẹ mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.
  1. Dầu ăn rất quan trọng với trẻ
Dầu ăn là thực phẩm vô cùng tốt với trẻ nhỏ, giúp bé dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu vitamin D và canxi.

Young mother feeding adorable baby
  1. Cân đối các nhóm thực phẩm
Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau:
  • Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác…
  • Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây.
Các mẹ không nên nấu bột cho bé mà cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.
  1. Không nêm thêm mắm hay muối vào đồ ăn dặm
Việc nêm thêm mắm muối vào đồ ăn dặm cho bé vô hình chung làm thận của bé phải làm việc quá sức vì chức năng lọc chất thải của thận bé còn rất kém. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại: “Những tác hại vô cùng nghiêm trọng khi nêm muối vào bột ăn dặm của bé
Gợi ý cho các mẹ một số thương hiệu nổi tiếng cung cấp bột ăn dặm cho bé hiện nay: bột ăn dặm Hipp, bột ăn dặm Heinz, bột ăn dặm Nestle Cerelac,…

Nêm mắm muối vào bột ăn dặm cho bé đúng hay sai?

Tác hại khi nêm muối vào bột ăn dặm cho bé

Một thói quen của hầu hết các bà mẹ Việt là nêm thêm chút muối hoặc nước mắm vào bột ăn dặm cho bé để hương vị thêm đậm đà, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đó thật sự là 1 sai lầm tai hại, bởi:
1. Ăn muối sẽ nguy hại đến thận và tim mạch, não bộ của trẻ sơ sinh
Thông thường vào tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn dặm, lúc này thận của bé vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa hết lượng muối ăn vào, muối sẽ tích tụ lâu dần và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và não của bé.
2. Muối vốn có trong những thức ăn hàng ngày của bé
Do muối có tác dụng tạo vị ngon và bảo quản đồ ăn tốt nên khi sản xuất, các hãng thực phẩm không thể quên cho thêm muối vào sản phẩm của mình ví dụ như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc ăn liền, bánh mì, bơ, snack, bánh qui…
Lượng muối trong sữa mẹ hay sữa công thức cũng hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể bé .
Trẻ sơ sinh cần 1 lượng muối vô cùng nhỏ: không quá 100g/ngày cho tới khi 12 tháng tuổi, nên cho muối vào đồ ăn của bé không chỉ tiềm tàng nhiều nguy hại mà thật sự không cần thiết bởi muối đã có sẵn trong thức ăn hàng ngày của bé và đủ lượng cần thiết cho bé.
3. Liệu bé có chịu được thức ăn “nhạt”?
Vì người lớn đã quen với việc phải có muối trong khi nấu, nên mẹ nêm thử sẽ thấy thức ăn của bé rất “nhạt và vô vị”. Tuy nhiên, bé sinh ra vị giác giống như “tờ giấy trắng” nên không hề biết rằng thức ăn có lẽ sẽ ngon hơm khi có muối. Đó chỉ là thói quen của người lớn của chúng ta mà thôi!.
Thức ăn không muối không có nghĩa là vô vị. Nó chỉ vô vị với người lớn chúng ta, còn với trẻ đó là một món ăn rất ngon và hấp dẫn. Các mẹ có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho bé như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ…Tuy nhiên các mẹ nhớ hãy chú ý quan sát phản ứng cơ thể be syêu mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới nhé!
Các mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết hay để chăm sóc bé yêu tốt hơn tại: http://botandam.com/tin-tuc nhé!

3 món bột ăn dặm cho bé phòng chống táo bón tốt nhất

Bột ăn dặm cho bé phòng chống táo bón hiệu quả

Mẹ lo lắng bé bị táo bón và không dám cho bé ăn bột ăn dặm tiếp hoặc cho bé ăn ít đi vì sợ tình trạng đó lại trở lên nặng hơn. Đừng lo lắng, hãy nấu ngay 1 trong 3 món bột ăn dặm cho bé ăn vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, lại vừa “bái bai” được chứng táo bón nữa nhé!
1. Bột cà rốt
bột ăn dặm cho bé với cà rốt phòng chống táo bón
Bột cà rốt phòng chống táo bón hiệu quả
Cà rốt là loại rau củ giàu vitamin nhất là vitamin A rất tốt cho trí não, thị lực và hệ miễn dịch của bé. Điều đặc biệt, bé rất dễ tiêu hóa khi ăn loại thực phẩm này
Cách chế biến:
  • Nguyên liệu sử dụng: 6 củ cà rốt tương đương 450 g
  • Chế biến: Cà rốt gọt vỏ và cắt khoanh tầm 1cm cho vào nồi hấp đến khi cà rốt rất mềm cái ra. Tiếp đó xay nhuyễn cà rốt ra và cho vào phần nước hấp cà rốt lúc nãy theo độ loãng/ đặc bạn mong muốn. Có thể trộn với các loại thực phẩm khác cho bé ăn cùng
Mẹ có thể tự nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo công thức sau: http://botandam.com/tu-nau-bot-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi.html
2. Bột chuối
Chuối là hoa quả gần gũi với mỗi chúng ta nhưng ít ai biết được nó giàu chất dinh dưỡng như thế nào?
Chuối có nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, làm ruột bé hoạt động đều đặn hơn, phòng chống táo bón hiệu quả, giảm nguy cơ biếng ăn ở trẻ. Theo nghiên cứu khoa học, chuối chứa nhiều tyrosin, có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, cộng thêm là có tới 11 loại khoáng chất với 6 loại vitamin là một thực phẩm bổ dưỡng với tất cả mọi người. (Tyrosin là một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ))
Mẹ có thể nghiền, xay nhuyễn thành bột cho bé ăn, như thế sẽ không còn lo táo bón nữa.
3. Bột vừng đen
Vừng đen rửa sạch, phơi khô và giã nhỏ tơi. Mẹ nấu bột ăn dặm cho bé và cho thêm 2-3 thìa cà phê vừng đen vào nấu cùng cho bé, chắc chắn mùi thơm của vừng thơm ngon sẽ kích thích bé ăn nhiều hơn mà lại còn chống táo bón thật hiệu quả.

Nấu bột với vừng đen, bé nhanh hết táo bón
Hãy tham khảo thêm những món bột ăn dặm thơm ngon hấp dẫn khác để thay đổi khẩu vị cho bé tại danh mục “Tin tức” của shop mẹ nhé!

Bổ sung chất xơ khoa học vào bột ăn dặm cho bé

Tăng cường chất xơ hợp lí khi nấu bột ăn dặm cho bé

Ngoài việc chống táo bón, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn thì chất xơ còn có nhiều tác dụng quan trọng khác như: ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, béo phì, giảm mỡ máu và điều trị sỏi mật. Và nhất là đối với trẻ nhỏ thì chất xơ lại càng quan trọng hơn vì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé vẫn chưa được hoàn thiện. Nhiều mẹ băn khoăn không biết phải bổ sung dưỡng chất này cho bé như thế nào cho hiệu quả nhất khi nấu bột ăn dặm cho bé.
Đầu tiên, chúng ta cần biết chất xơ có ở những loại thức phẩm nào?
Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả, ngũ cốc, các hạt họ đậu,… Dù không cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp nhưng chất xơ lại ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Sử dụng rau, trái cây làm bột ăn dặm cho bé để cung cấp đầy đủ chất xơ cho bé
Chế biến rau, củ, quả vào bột ăn dặm cho bé như thế nào cho khoa học?
  • Khi nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ hãy nhớ cho rau, củ vào cuối cùng vì nếu để rau, củ chín quá sẽ làm giảm đi đáng kể lượng chất xơ có trong chúng.
  • Do chất xơ không tan được trong nước nên mẹ hãy băm nhỏ nấu mềm hoặc xay nhuyễn khi nấu bột ăn dặm cho bé để bé có thể ăn được cả cái lẫn nước nhé
  • 7  loại rau củ giàu chất xơ nhất mà mẹ nên biết: quả mâm xôi, súp lơ xanh, cải bắp, bơ, táo, hạt đậu, bột yến mạch.
Ngoài nấu bột ăn cho bé với rau củ, mẹ có thể bổ sung chất xơ bé theo những cách sau:
  • Cho bé ăn hoa quả
Không nên chỉ ép lấy nước cho bé, mà hãy cho bé ăn cả cái. Nếu bé còn nhỏ, mẹ hãy cắt nhỏ cho bé tập nhai hoặc xay nhuyễn cho bé uống
  • Ăn ngũ cốc, tinh bột
Bổ sung vào thực đơn cho bé những thực phẩm như: gạo, gạo lứt, bánh mì, khoai tây,..
  • Uống nhiều nước
Nên cho bé uống nhiều nước, kể cả canh và nước hoa quả. Nếu bé ăn bột ăn dặm bị táo bón, là bé đang thiếu chất xơ, hãy xem lại xem bột pha/nấu có đặc quá không và điều chỉnh độ loang/đặc cho phù hợp.
  • Ăn thêm sữa chua
Nếu bé đã đủ độ tháng tuổi để ăn sữa chua thì mẹ nên cho bé ăn vì sữa chua cũng chứa khá nhiều chất xơ và vitamin A, D3

Mẹ có thể tham khảo thêm một số món ăn bổ sung chất xơ và khoáng chất cần thiết cho bé như: “Nấu bột ăn dặm cho bé với tôm và rau cải xanh” hoặc “3 món bột ăn dặm làm từ rau dền giàu dinh dưỡng

3 món bột ăn dặm thơm ngon làm từ rau dền

Bột ăn dặm cho bé chế biến từ rau dền

Vào mùa hè oi bức, rau dền giúp thanh nhiệt cơ thể, không những thế rau dền còn rất giàu vitamin A, B1, B6, B12 và có hàm lượng chất xơ cao, cho bé dễ tiêu, dễ hấp thụ, không bị táo bón.
Hè tới rồi, mẹ hãy chế biến 3 món bột ăn dặm cho bé với rau dền để đổi vị cho bé nhé!

1. Bột ăn dặm gan và rau dền

Gan rất giàu chất đạm, rau dền lại chứa nhiều vitamin. Chính vì thế đây là món bột ăn dặm giàu dinh dưỡng mà mẹ không nên bỏ qua cho bé.
  • Nguyên liệu
    – Bột gạo: 20g (khoảng 4 thìa)
    – Rau dền: 30g
    – Gan lợn, gà: 30g
    – Dầu: 10g (khoảng 2 thìa cà phê)
    – Nước: 200ml (1 bát nhỏ)
  • Cách nấu
    – Rau dền nhặt, rửa sạch, băm nhuyễn hoặc cắt thật nhỏ.
    – Hòa tan bột gạo với một ít nước
    – Gan lợn hoặc gan gà, nghiền nát cho vào nấu chín với nước.
    – Khi gan đã chín, cho rau vào nấu sôi lên, tiếp đến cho bột vào khuấy đều tay tới khi bột chín, nêm dầu ăn và 1 ít nước mắm/muối vào và bắt ra
 
Món bột ăn dặm cho bé  rau dền – gan giàu dinh dưỡng
Bột ăn dặm Heinz của Anh - sản phẩm bột ăn dặm đóng gói sẵn tiện lợi, an toàn và giàu dinh dưỡng
 2. Bột ăn dặm cá lóc với rau dền
  • Nguyên liệu
    – Bột gạo: 4 thìa
    – Rau dền băm nhuyễn hoặc thái nhỏ: 10g (1 thìa)
    – Thịt cá lóc băm nhuyễn: 20g (2 thìa)
    – Dầu ăn:  1 thìa
    – Nước: 250ml
  • Cách nấu
    – Khuấy tan đều bột gạo, cá lóc với nước và bắc lên bếp thổi sôi
    – Tiếp đó cho rau dền vào, thổi sôi lên.
    – Khuấy đều tay tới khi sôi, nêm thêm dầu ăn và 1 chút ít muối vào khuấy đều và bắc ra
    – Khi bột còn ấm thì cho bé ăn.

3. Bột ăn dặm trứng với rau dền

  • Nguyên liệu
    – Bột gạo: 4 thìa
    – Trứng gà: 1 quả
    – Rau dền: 30g
    – Dầu ăn: 1 thìa nhỏ
    – Nước: 200ml
    – Nước mắm hoặc muối iốt.
  • Cách nấu
    – Rau dền: Nhặt, rửa sạch sẽ, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn ra
    – Trứng gà: lấy lòng đỏ và đánh đều
    – Bột gạo: lấy 1 ít nước và hòa tan
    – Cho rau dền vào phần nước còn lại nấu sôi.
    – Tiếp đến, cho bột và trứng vào khuấy đều tới lúc bột chín.
    – Nêm thêm dầu ăn hoặc mội ít muối vào bột
    – Để bột ra bát tới khi bột còn ấm thì cho bé ăn
Mẹ có thể tham khảo thêm những món bột ăn dặm thơm ngon hấp dẫn khác cho bé tại đây

Nấu bột ăn dặm cho bé với tôm thật thơm ngon

Cách nấu bột ăn dặm cho bé với tôm chỉ trong 15 phút

Nấu cháo bột ăn dặm cho bé bằng nước mía

Dùng nước mía nấu cháo bột ăn dặm cho bé 

Có thể mẹ chưa biết, nước mía – thức uống giải khát “vỉa hè” của người lớn chúng ta lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho bé từ 7-8 tháng tuổi trở lên: nước mía chứa tới 70% đường tự nhiên, chất bột, chất đạm, vitamin C, B1, B2, B6, có tới 30 loại axit hữu cơ khác, có chứa canxi, sắt, magie, kẽm,… giúp bé khỏe mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch, thanh nhiệt và giữ ấm cơ thể, chống dị ứng, đẩy lùi cảm cúm và phòng bệnh tiểu đường cho bé.
Nước mía giàu dinh dưỡng như thế, đã bao giờ mẹ nghĩ tới nấu cháo bột ăn dặm cho bé bằng nguyên liệu này chưa? Hôm nay, shop botandam.com xin giới thiệu với mẹ 2 món cháo bột nấu bằng nước mía thơm ngon, bổ dưỡng, chắc chắn bé sẽ làm rất thích thú và ăn ngon miệng đấy mẹ.
1. Cháo bột nước mía
  • Nguyên liệu:
– Mía tươi tước vỏ, cắt khúc: 250g
– Gạo tẻ hoặc bột gạo xay: 50g
– Nước lã: 500ml

  • Cách nấu:
– Cho mía đã cắt khúc vào nồi ninh lấy nước
– Sau đó hãy lọc bỏ nhừng ặn mía (nếu có) rồi đem nấu với bột hoặc gạo như nấu cháo/ bột bình thường. Tùy vào độ loãng/đặc bé ăn mà mẹ nấu cho phù hợp với bé.
– Ngoài những nguyên liệu trên, mẹ có thể cho thêm thịt băm nhuyễn vài cháo cho bé. Đây là món cháo vừa bổ dưỡng, vừa giúp bé giải cảm và thanh nhiệt cơ thể
2. Nước mía nấu hạt sen
  • Nguyên liệu: Nước mía tươi, đậu đen, đậu xanh, hạt sen
  • Cách nấu:
– Cho hạt sen, đậu xanh, đậu đen vào nồi ninh nhừ như mong muốn
– Cho nước mía vào và đun sôi trong khoảng 5 phút
– Chắt lấy nước cho bé uống. Nếu bé lớn hơn, thì mẹ có thể lấy cả đỗ và hạt sen cho bé ăn cùng.
Món cháo này không cầu kỳ, và rất dễ làm, mẹ có thể nấu để cả nhà cùng dùng, vừa giàu dinh dưỡng, vừa thanh nhiệt cơ thể, rất tốt cho sức khỏe của cả nhà đấy!
Hãy tự tay vào bếp nấu các món ăn dặm ngon khác cho bé với ” Mỗi ngày 1 khẩu vị với 11 món bột ăn dặm cho bé mê tít ” mẹ nhé!

Lượng thực phẩm nấu mỗi bữa ăn dặm theo từng tháng tuổi

Tìm hiểu về lượng thực phẩm mỗi bữa ăn dặm của bé

Bước vào tuổi ăn dặm, bé cần bổ sung năng lượng cho các hoạt động tập nẫy, tập bò, tập đi hay bi bô tập nói. Nhiều mẹ muốn tự tay vào bếp nấu bột ăn dặm cho bé yêu của mình nhưng lại băn khoăn không biết nên bắt đầu thế nào và liều lượng trứng, thịt, rau củ ra sao, để an toàn cho hệ tiêu hóa của bé. Dưới đây là kinh nghiệm quý báu của các mẹ đã đi trước, chúng ta hãy cùng tham khảo mẹ nhé!
Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm
  • Cho bé làm quen với thức ăn từ ít đến nhiều
  • 2 ngày đầu tiên: cho bé làm quen với 1 thìa(mỗi thìa~ 15ml)
  • 3 ngày tiếp theo: tập cho bé làm quen với 2 thìa
  • 3 ngày tiếp theo tới: là 3 thìa
  • 7 ngày tiếp theo tăng lên là 4 thìa
  • Trong những ngày tiếp theo giữ nguyên hoặc tăng lên 5 thìa
Khối lượng thực phẩm mỗi bữa ăn dặm theo từng tháng tuổi của bé
Dựa theo kinh nghiệm của các mẹ cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật, chúng tôi đã tạo thành 1 bảng dinh dưỡng rất đáng yêu và sinh động cho mẹ dễ hình dung. Để bé có thể làm quen với nhiều món ăn như: cháo, phở, bún,… ngon miệng hơn và không bị ngán khi cứ mãi phải ăn một món cháo hay bột ăn dặm xay nhuyễn.

Chúc mẹ và bé trải qua giai đoạn ăn dặm tuyệt vời nhé!
Mẹ hãy truy cập vào Tin tức để cập nhật thêm những chia sẻ hay trong việc chăm sóc bé ăn uống nhé!

3 loại dầu ăn dinh dưỡng để nấu bột ăn dặm cho bé

Tìm hiểu về 3 loại dầu ăn dinh dưỡng để nấu bột ăn dặm cho bé

Khi bé bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa mẹ bắt đầu ít dần nên không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Lúc này, cần cho bé ăn dặm để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như là trí tuệ.
Một trong những thực phẩm quan trọng khi nấu bột ăn dặm cho bé chính là dầu ăn. Các axit béo có trong dầu ăn sẽ làm nhiệm vụ dẫn và hòa tan, đẩy nhanh quá trình hấp thụ các vitamin trong cơ thể bé. Đặc biệt, dầu ăn còn giúp hoàn thiện mô não, các hóc-môn quan trọng, cung cấp Omega-3 cho não bộ của bé.
Nếu trong chế độ ăn của bé mà thiết chất béo sẽ khiến bé khó hấp thụ vitamin D dẫn đến bé chậm tăng cân, còi xương và chậm lớn hơn so với các bé khác.
Mỗi loại dầu ăn đều có một tác dụng khác nhau, nhưng hiện nay có 3 loại dầu ăn tốt nhất để nấu bột ăn dặm cho bé mà mẹ nào cũng phải công nhận, đó chính là:
  1. Dầu ô liu
Dầu ô liu là sản phẩm không sử dụng bất kỳ một hóa chất nào khi chế biến, nên độ đảm bảo an toàn cho bé lên tới 100%. Nó được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây.
Dầu ô liu có 3 loại:
  • Loại siêu nguyên chất: Extra vierge
  • Loại tinh chế: Raffinee
  • Loại nguyên chất: Pure

Dầu Ô liu giàu dinh dưỡng
Trong 3 loại dầu ô liu trên, các mẹ nên ưu tiên chọn cho bé loại siêu nguyên chất, bởi hàm lượng dinh dưỡng trong loại này sẽ cao hơn nhiều so với 2 loại còn lại.
Công dụng chính của dầu ô liu đối với cơ thể:
  • Tăng cường cholesterol cho cơ thể
  • Chứa axit béo linoleic (1 axit có trong sữa mẹ) giúp xương phát triển tốt hơn
  • Chứa các vitamin cần thiết như A, B, C, D, E,… và các chất chống oxy hóa, cho cơ thể phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng về tim mạch hay ung thư
  • Bổ sung axit béo oleic (loại axit béo có trong sữa mẹ) hỗ trợ sự phát triển trí não
  • Có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa của bé như: không bị táo bón, hấp thụ thức ăn tốt, song nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng khả năng bị tiêu chảy ở bé
  • Lượng calo trong dầu ô liu cao nên thường được khuyên dùng để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho các bé thấp còi, nhẹ cân
Có thể dùng các loại bột ăn dặm đóng gói sẵn và pha với nước ấm cùng và cho dầu ăn cào cho bé như: Bột ăn dặm Heinz, bột ăn dặm Hipp, bột ăn dặm Mamako,...
  1. Dầu gấc
Dầu ô liu bổ sung Omega-3 tốt cho sự phát triển não bộ thì dầu gấc lại giàu vitamin A và E. Theo thống kê có tới 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu 2 loại viatmin này.
Chính vì thế dầu gấc có ưu điểm riêng khi dùng cho các trẻ biếng ăn, bởi hàm lượng vitamin A, E và beta-caroten trong dầu gấc vô cùng lớn, cụ thể là: cao gần gấp 70 lần cà chua và cao hơn cà rốt là 15 lần. Nên mẹ chỉ cần sử dụng ½  -1 thìa café/ngày là đủ cho bé rồi.
  1. Dầu dừa
Ngoài tác dụng làm đẹp ra, dầu dừa còn cung cấp axit béo lauric (có trong sữa mẹ) giúp bé ít ốm hơn.
3 loại dầu ăn tốt nhất để nấu bột ăn dặm cho bé

Dầu dừa không gây dị ứng cho bé
Dầu dừa được các mẹ ưa dùng khi nấu bột ăn dặm cho bé là vì rất “lành”, không gây dị ứng ngay cả với bé có cơ địa rất nhạy cảm. Khi nấu bột cho bé, mẹ hãy thêm ½ thìa cà phê dầu dừa vào để mùi vị của bát bột thêm hấp dẫn, thơm ngon hơn nhiều, cho bé ăn ngon miệng hơn.
Các mẹ lưu ý:
  • Nên cho dầu ăn vào khi đã tắt bếp hoặc cho vào bát bột của bé khi còn ấm để không làm hỏng tác dụng của dầu ăn nhé!
  • Nên cho bé ăn xen kẽ 2-3 loại dầu ăn để thay đổi mùi vị, giúp bé ăn ngon miệng hơn
Chúc mẹ và bé có những bữa ăn dặm ngon miệng nhé!
Tham khảo thêm những thực phẩm ngon và giàu dinh dưỡng hay những thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau  khi nấu bột cho bé tại đây

8 nguyên tắc cơ bản khi cho bé tập ăn dặm

Tìm hiểu 8 nguyên tắc khi cho bé tập ăn dặm

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ sức thỏa mãn bé. Và giải pháp của mẹ đó là cho bé quen dần với việc ăn dặm.
Ăn dặm là thời kì quan trọng, giúp bé quen dần với mùi vị thức ăn và phát triển một cách toàn diện. Nhưng có không ít mẹ lại thiếu những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho bé ăn dặm bởi ăn dặm không đúng cách vô hình chung lại khiến bé trở nên biếng ăn và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Với 8 nguyên tắc sau, hi vọng giúp mẹ tạo cho bé có 1 khởi đầu tốt đẹp khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
  1. Thời điểm tập ăn dặm và thôi ăn dặm phải chuẩn
Trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Tuy nhiên, có nhiều bé có nhu cầu tập ăn dặm từ tháng thứ 4 do đặc điểm và sự phát triển của từng bé . Từ tháng thứ 4 trở đi sữa mẹ không đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé, cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu để bé phát triển nhanh và toàn diện hơn. Nhưng mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hoà nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.


  1. Ăn dần dần từ ít đến nhiều
Quy tắc đầu tiên vô cùng quan trọng đó là: cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn nửa bát con bột, 1 hoặc 2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.
  1. Từ loãng đến đặc
Quy tắc thứ 2 cũng rất cần thiết đó là: cho bé ăn từ loãng tới đặc do bé đang quen với thức ăn chính là sữa, nếu mẹ cho bé ăn đặc ngay sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu đó non nớt của trẻ. Đọc kĩ hướng dẫn và làm theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.
be-an-dam-1
  1. Từ ngọt đến mặn
Khi bắt đầu sử dụng bột ăn dặm cho bé, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau đó khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.
  1. Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày
Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu bé không bị dị ứng với loại thực phẩm, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban… thì mẹ mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.
  1. Dầu ăn rất quan trọng với trẻ
Dầu ăn là thực phẩm vô cùng tốt với trẻ nhỏ, giúp bé dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu vitamin D và canxi.

Young mother feeding adorable baby
  1. Cân đối các nhóm thực phẩm
Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau:
  • Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác…
  • Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây.
Các mẹ không nên nấu bột cho bé mà cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.
  1. Không nêm thêm mắm hay muối vào đồ ăn dặm
Việc nêm thêm mắm muối vào đồ ăn dặm cho bé vô hình chung làm  thận của bé phải làm việc quá sức vì chức năng lọc chất thải của thận bé còn rất kém. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về "Những tác hại nghiêm trọng khi nêm muối vào bột ăn dặm cho bé"

Gợi ý cho các mẹ một số thương hiệu nổi tiếng cung cấp bột ăn dặm cho bé hiện nay: bột ăn dặm Hipp, bột ăn dặm Heinz, bột ăn dặm Nestle Cerelac,…